Lĩnh vực thương mại Đánh_giá

Trong lĩnh vực thương mại, thông tin về sản phẩm thường không bình đẳng giữa người bán và người mua. Người bán thường có nhiều thông tin hơn người mua và thông thường chỉ cung cấp những thông tin bắt buộc về sản phẩm theo quy định của pháp luật và thông tin có lợi cho người bán. Người mua có xu hướng thu thập đủ thông tin về sản phẩm trước khi quyết định mua, hai thông tin quan trọng nhất là chất lượng và giá cả. Ở nhiều chợ truyền thống ở Việt Nam, hiện tượng người mua sau hỏi người mua trước giá của mớ rau, cành hoa đào... và mua theo người mua trước khá phổ biến. Hoặc là hiệu ứng đám đông: thấy có nhiều người mua thì cũng mua theo. Đã hình thành những tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, những dịch vụ hỗ trợ người mua trong việc lựa chọn sản phẩm. Các nhà kinh doanh có uy tín cũng tiến hành các hình thức để giúp nhận diện hình ảnh và sản phẩm của họ. Trong thực tiễn kinh doanh, một người bán có thể bán nhiều sản phẩm của những nhà cung cấp khác nhau và ngược lại, một sản phẩm có thể được bán tại nhiều nơi bởi nhiều nhà phân phối. Do đó, người mua không chỉ quan tâm tới thông tin liên quan tới sản phẩm mà còn quan tâm tới thông tin về người bán hay nhà sản xuất hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ.

Thương mại truyền thống

Tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đã xuất hiện Chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao. Các hoạt động chủ yếu của Chương trình này hàng năm là điều tra bình chọn nhãn hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao (HVNCLC) và tổ chức chuỗi hội chợ HVNCLC. Năm 2010 Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao được thành lập.[6]

Thương mại điện tử

Thương mại điện tử giúp người tiêu dùng cơ hội tuyệt vời để tìm kiếm thông tin về sản phẩm và nhà cung cấp. Trước kia, người tiêu dùng đóng vai trò thụ động trong việc đánh giá sản phẩm, chẳng hạn như trả lời các phiếu khảo sát của các tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm. Ngày nay, mỗi người tiêu dùng có thể nhanh chóng biết được đánh giá về sản phẩm hay nhà cung cấp của rất nhiều người đã có trải nghiệm thực tế qua việc mua sắm và sử dụng sản phẩm đó.

Trong khi dịch vụ đánh giá sản phẩm và người bán hàng trực tuyến ở Việt Nam mới xuất hiện thì trên thế giới dịch vụ này đã phát triển và phổ biến rộng rãi. Tỷ lệ các website bán hàng hỗ trợ người dùng chức năng đánh giá (review) và xếp hạng (rating) khá cao, đồng thời có nhiều website chuyên đánh giáxếp hạng như resellerratings.com hay topsevenreviews.com.

Liên quan